Vụ vải thiều Lục Ngạn hút lao động ngoại tỉnh

Vụ vải thiều đến, mỗi ngày “vựa” vải Lục Ngạn có hàng trăm lượt lao động từ các nơi đổ về tìm kiếm việc làm. Từ bẻ vải, đóng gói, bốc xếp đến sấy vải, một lao động thủ công cũng kiếm được từ 130 đến 500 nghìn đồng/ngày. Do  nhu cầu sử dụng lao động tăng cao nên đã có hàng nghìn lao động ngoại tỉnh tìm được việc làm với mức thu nhập ổn định.
Với công việc cắt tỉa vải trước khi đóng gói, mỗi lao động cũng kiếm được từ 150 đến 200 nghìn đồng/ngày.

Theo đánh giá của Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện, năm nay sản lượng vải thiều ước đạt trên 90 nghìn tấn quả. Do thời tiết nắng nóng kèm theo mưa nên vải chín nhanh, hơn  vụ vải thiều thường trùng với vụ thu hoạch lúa chiêm xuân, nên khối lượng công việc thời vụ rất nhiều. Nhất là đối với những hộ dân có lượng vải lớn từ 10 đến 30 tấn thường phải sử dụng lao động làm thuê bên ngoài để đẩy nhanh tiến độ thu hoạch. Nguyễn Văn An, ở thôn Khả Lã 2, xã Tân Lập có hơn 10 tấn vải thiều đã bắt đầu chín rộ, để đảm bảo thời vụ thu hoạch, sau khi đi bán xọt vải đầu tiên, ông An đã về “chợ” lao động ở thị trấn Chũ (nơi tập trung lao động lớn nhất) để tìm thuê người bẻ vải. Tuy nhiên, do mới đầu vụ nên thị trường lao động đổ về Lục Ngạn còn ít, hơn nữa nắm bắt tâm lý người dân đang cần nhân lực nên lao động đòi giá cao hơn so với mọi năm nên ông chưa tìm được lao động ưng ý, ông đành đứng chờ đến  trưa, khi đó lao động từ các tỉnh mới đổ về nhiềunữa

 

Không giống như gia đình ông An, gia đình anh Trần Văn Hành, ở thôn Chão Cũ, xã Giáp Sơn có hơn 3 ha Vải thiều, vụ này cho sản lượng khoảng trên 30 tấn quả. “...Do sản lượng vải nhiều, 4 nhân lực trong gia đình làm không xuể nên cứ đến thời vụ gia đình lại phải thuê từ 10 đến 15 lao động thu hái vải mới đáp ứng được nhu cầu công việc. Tránh tình trạng khan hiếm lao động khi vụ vải thiều vào chính vụ, vụ này, gia đình đã thỏa thuận với 8 lao động từ năm trước (Do năm nay áp dụng kỹ thuật cho vải thiều ra quả trong thân nên nhân công thu hái giảm hơn năm ngoái). Số lao động này đến từ tỉnh Lạng Sơn. Ngoài việc trả công theo thỏa thuận là 130 nghìn đồng/người/ngày, gia đình còn phải lo nơi ăn, chốn nghỉ cho họ. Ngoài chi phí ăn, ở hàng ngày, kết thúc vụ vải, chi phí trả nhân công lao động của gia đình anh cũng ngót nghét 30 đến 40 triệu đồng. Có năm cao nhất khoảng trên 50 triệu đồng. Chi phí lớn, nhưng không thuê không được...”. Anh Hành chia sẻ!.

 

Đối với những cơ sở cân vải lớn thường xuyên sử dụng từ 20 đến 50 lao động hàng ngày mới đáp ứng được nhu cầu tuyển lựa, đóng gói và bốc xếp hàng. Phần lớn lao động là người dân ở một số huyện trong tỉnh và ở các tỉnh như Lạng Sơn, Hưng Yên, Hà Nam và Hải Dương…Ngoài ra còn có số ít lao động là người địa phương ở một số xã vùng cao có Vải chín muộn. Không những vậy, do thị trường lao động vụ vải thiều hấp dẫn nên nhiều lao động có sức khỏe ở những xã lân cận cũng gác lại việc gia đình để đi làm thêm để có thu nhập. Măc dù gia đình cũng có vải thiều nhưng anh Tô Văn Toản, ở xã Thanh Hải cùng mấy anh em có sức khỏe đã dủ nhau về thị trấn Chũ để đóng vải thuê cho các điểm cân. Do có sức khỏe nên lao động như anh Toản thường đảm nhiệm những công việc nặng nhọc hơn như: đóng gói, bốc xếp hàng lên xe. Vừa thoăn thắt chặt, chia đều những khối đá thành từng miếng nhỏ cho vào túi nilon, anh Toản chia sẻ:... nghề đóng vải tuy vất vả nhưng có thêm thu nhập cho gia đình. Anh em thường làm việc từ 6, 7 giờ sáng đến khoảng 20 đến 12 giờ đêm. Hôm nào nhiều hàng có khi làm đến 23 giờ đếm mới xong. Mỗi ngày, anh em cũng kiếm được từ 400 đến 500 nghìn đồng, tùy theo cong việc...”

Hàng trăm lao động tìm được việc làm tại Lục Ngạn

Do nhu cầu sử dụng lao động vụ vải tăng cao, nên ước tính mỗi ngày có hàng trăm lao động đã tìm được việc làm tại huyện Lục Ngạn. Những công việc họ được thuê làm là thu hái vải thiều, tuyển lựa, đóng gói, bốc xếp hàng hoặc sấy vải, thậm chí làm thêm cả thu hoạch lúa… Tuỳ theo công việc khác nhau mà người lao động được trả thù lao với các mức giá tương xứng. Đối với lao động thu hái vải tại vườn được chủ trả theo ngày khoảng 130 đến 150 nghìn đồng/ngày. Nhân công cắt tỉa hàng trước khi đóng gói thì được trả từ 200 đến 300 ghìn đồng/người/ngày tùy theo thời gian và khối lượng công việc. Riêng lao động nặng nhọc hơn như đóng gói, bốc xếp hàng xe lạnh cho các cơ sở thu mua theo đầu tấn thì đạt mức 550 đến 600 nghìn đồng/tấn. Nhưng với việc đóng gói vải theo hộp có kích thước nhỏ hơn được trả cao hơn khoảng 800 đến 900 nghìn đồng/tấn. Như vậy, một lao động đóng gói, bốc xếp có thể kiếm được khoảng 500 nghìn đồng/người/ngày.Để tạo mọi điều kiện cho tư thương và người lao động đến làm ăn tại địa phương, chính quyền các xã, thị trấn và ngành chức năng huyện Lục Ngạn đã đẩy mạnh công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tư thương, người lao động đến thgam gia thua hoạch, chế biến, tiêu thụ vải thiều. Vụ vải thiều bắt đầu bước vào rộ, lượng lao động thủ công từ khắp nơi đổ về Lục Ngạn ngày một đông, xong với sự tạo điều kiện  thuận lợi tốt nhất của chính quyền địa phương và sức hút của “vựa vải” thiều Lục Ngạn thì người lao động có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm tăng thu nhập.

 
                                                                                                   
Vũ Đoàn
 
 
 

Chuyên mục: 

Zircon - This is a contributing Drupal Theme
Design by WeebPal.