Kỹ thuật chăm sóc cây vải thiều giai đoạn chuẩn bị phân hóa mầm hoa

  Để chủ động các biện pháp xử lý nhằm hạn chế lộc đông, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân hóa mầm hoa, ra hoa và đậu quả trên cây vải, trong chương trình hôm nay, kỹ sư nông nghiệp Nguyễn Thanh Thúy, Trung tâm Dịch vụ - Kỹ thuật nông nghiệp huyện Lục Ngạn sẽ hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp kỹ cơ bản.

Thời tiết tháng 12/2021 và đầu tháng 1/2022 là tháng giữa mùa Đông nên các đợt không khí lạnh tiếp tục gia tăng về cường độ và tần suất xuất hiện. Hiện tại trời đang rét khô, ẩm độ thấp, đông chí (21/12 tức 18/11 âm lịch), đã đông chí được hơn 10 ngày, đang là thời điểm rất thuận lợi cho việc xử lý khoanh cành vải tạo điều kiện cho cây vải phân hóa mầm hoa, ủ hoa và ra hoa cho vụ hoa quả tới. Trong điều kiện thời tiết mưa ẩm sẽ thúc đẩy phát triển lộc đông trên cây vải thiều, gây ảnh hưởng đến quá trình phân hóa mầm hoa, ra hoa của cây vải trong vụ quả tới. Để chủ động các biện pháp xử lý nhằm hạn chế lộc đông, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân hóa mầm hoa, ra hoa và đậu quả trên cây vải, Trung tâm Dịch vụ - Kỹ thuật nông nghiệp huyện đề nghị UBND các xã, thị trấn chỉ đạo thực hiện tốt một số nội dung sau:

Các hộ cần thường xuyên thăm và kiểm tra vườn, theo dõi biểu hiện lộc, màu lá sau khoanh của vườn và kết hợp với theo dõi chặt chẽ sự biến đổi của thời tiết để có những biện pháp xửa lý kịp thời và phù hợp. Hiện nay, các trà vải cần tập trung xử lý như sau:

Trà vải sớm (các giống U Hồng, U Trứng, Thanh Hà...):theo dõi vết khoanh ổn định, bộ lá xuống lá gừng. Nếu đối với vườn khoanh sớm, cây khỏe, vết khoanh đã liền thì có thể khoanh nhẹ lại, vết mới không trùng với vết cũ và khoanh lại bằng một đường tròn không khép kín.

 Kỹ sư nông nghiệp Nguyễn Thanh Thúy, Trung tâm Dịch vụ - Kỹ thuật nông nghiệp huyện Lục Ngạn kiểm tra sự phân hóa mầm hoa vải thiều.

 

      Trà vải thiều chính vụ:

       Những vườn khoanh sớm, vết khoanh đã liền, cây khỏe, lá xanh trở lại thì tiến hành khoanh lại, vết khoanh nhẹ và không trùng với vết khoanh cũ;

Những vườn hoàn thiện đợt lộc cuối muộn: đang là thời gian thuận lợi để tiến hành khoanh cành. Chỉ khoanh khi lộc thu đã chuyển sang bánh tẻ. Nên khoanh các cành cấp 1, 2, hạn chế khoanh gốc. Với những vườn mới khoanh mà chưa xuống lá gừng thì có thể sau khoanh từ 20-25 ngày tiến hành phun ủ mầm hoa bằng các dòng thuốc như HPC97, các dòng siêu lân..., liều lượng theo khuyến cáo in trên bao bì.    

* Những vườn bật lộc đông cần áp dùng các biệp pháp sau:

Cuốc lật đất chặn rễ, siết nước (lưu ý không áp dụng với cây sinh trưởng yếu, cây vải già cỗi). Tiến hành cuốc lật đất thành một vành tròn theo hình chiếu tán cây có độ rộng 50-70cm, sâu 10-15cm để chặt đứt rễ tơ đang hoạt động mạnh. Điều chỉnh độ rộng và sâu của diện tích bề mặt cuốc cho phù hợp với sự sinh trưởng của cây vải theo quy luật cây vải sinh trưởng khỏe thì cuốc rộng và sâu hơn cây vải có sự sinh trưởng yếu hơn;

Sử dụng biện pháp ngắt lộc đông trong trường hợp lộc ra ít, rải rác; nếu lộc đông nhiều có thể sử dụng phun DG6, Ethphon (400mg/lít) để diệt lộc; kết hợp phun chế phẩm HPC97 hoặc các loại phân bón lá giàu lân phun đều trên lá làm cho lá nhanh thành thục bước sang giai đoạn phân hóa mầm hoa.

Bên cạnh đó, bà con nông dân cần theo dõi vườn vải để phòng trừ sâu bệnh kịp thời, các đối tượng như: sâu róm, sâu đo, nhện lông nhung... Lưu ý, k  hông sử dụng thuốc trừ cỏ và những loại thuốc không được đăng ký trên cây vải để phun phòng trừ. Qua đó, tạo điều kiện cho cây vải thiều sinh phát triển tốt, phân hóa mầm hoa hiệu quả.

 

Đức Thọ - Nguyễn Đoàn

 

 

Chuyên mục: 

Zircon - This is a contributing Drupal Theme
Design by WeebPal.