Vải GAP trên vùng hồ Sơn Hải

Trong vài năm lại đây, nhờ biết áp dụng khoa học kỹ thuật, nhất là quy trình sản xuất vải VIETGAP nên chất lượng và giá trị quả vải ở vùng cao Sơn Hải đã được nâng cao rõ rệt. Theo đó, nhiều hộ đồng bào dân tộc nơi đây đã có nguồn thu nhập khá từ vải thiều.

Nhờ áp dụng kỹ thuật sản xuất vải VIETGAP nên chất lượng vải thiều của gia đình anh Nghiều Văn Thắng ở thôn Tam Chẽ, xã Sơn Hải được tăng lên rõ rệt.

Vụ vải năm nay là vụ thứ 3 liên tiếp vườn vải của gia đình anh Nghiều Văn Thắng, người dân tộc Nùng ở thôn Tam Chẽ, xã vùng cao Sơn Hải cho sản lượng cao nhờ áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu tiêu chuẩn VIETGAP cộng với kinh nghiệm chăm sóc được đúc kết trong quá trình sản xuất. Nếu như trước đây, với gần 200 cây vải trên đồi như thế này, anh Thắng cũng chỉ thu được từ 3 đến 4 tấn quả chất lượng thấp nhưng từ năm 2012 đến nay, sản lượng Vải của gia đình anh đã tăng lên gấp đôi, với khoảng 8 tấn quả. Không những thế chất lượng, mẫu mã đẹp, giá trị nhờ đó tăng lên. Vụ vải năm ngoái, anh bán giá bình quân từ 25 đến 30 nghìn đồng/kg. Theo anh Thắng, thì để có quả vải to, mẫu mã sáng, đẹp và sạch bệnh, ngoài nhờ áp dụng quy trình VIETGAP, anh còn chịu khó học cách làm vải của những hộ gia đình ở các xã vùng thấp. Dự kiến khoảng từ 5 đến 7 ngày nữa vườn vải của gia đình anh mới bước vào thu hoạch.
Không chỉ gia đình anh Thắng mà việc sản xuất vải GAP hiện nay ở xã lòng hồ Cấm Sơn này đã trở nên khá phổ biến. Trong tổng diện trên 400 ha Vải thiều của toàn xã thì đã có khoảng 20% diệc tích được người dân sản xuất theo quy trình này. Do vậy, trong 3 năm lại đây, chất lượng vải thiều vùng cao Sơn Hải được nâng lên, được thị trường ưa chuộng, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt cho nông dân. Riêng thôn Tam Chẽ, vụ vải này có khoảng gần 30 hộ gia đình có vườn vải đẹp, với sản lượng lớn.
Để từng bước nâng cao chất lượng quả vải, hàng năm cấp uỷ, chính quyền xã Sơn Hải đã chỉ đạo cán bộ khuyến nông cơ sở phối hợp với các tổ chức hội chuyển giao kỹ thuật sản xuất vải thiều cho bà con nông dân. Bên cạnh đó khuyến khích người dân tích cực áp dụng kỹ thuật vào thâm canh cây vải. Riêng năm 2014, được sự hỗ trợ của Phòng nông nghiệp, xã Sơn Hải đã mở rộng thêm 10ha vải thiều sản xuất theo quy trình VIETGAP tại các thôn Tam Chẽ, Cầu Sắt và Cổ Vài, đồng thời tổ chức 10 lớp tập huấn quy trình kỹ thuật chăm sóc vải, trong đó có 4 lớp tập huấn cho bà con nông dân. Do vậy, sản lượng và chất lượng vải thiều của xã đã tăng lên đáng kể. Sản lượng vải năm nay ước tích 900 tấn, tăng gấp 2 lần so với năm 2013. Đây sẽ là tín hiệu vui cho mục tiêu nâng cao chất lượng quả vải ở xã vùng cao này.
Theo ghi nhận, mặc dù vụ vải thiều ở Lục Ngạn đã bước vào chính vụ nhưng với những vườn vải ở vùng cao Sơn Hải vẫn đang trong giai đoạn tạo mã và như vậy, khoảng 5 đến 7 ngày nữa, vải GAP nơi đây mới "xuống núi".
 
 
Vũ Đoàn
 
 

Chuyên mục: 

Zircon - This is a contributing Drupal Theme
Design by WeebPal.