Lục Ngạn quan tâm nâng chất lượng sản phẩm OCOP

Nhằm đưa sản phẩm OCOP trở thành hàng hoá có uy tín, thương hiệu, từng bước tham gia vào chuỗi sản phẩm quốc gia, huyện Lục Ngạn đang nỗ lực nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP.
Đây là buổi đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 3, năm 2024 của Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Lục Ngạn tổ chức.
Trong đợt này, huyện có 20 sản phẩm của 17 chủ thể tham gia. Trong đó có 14 sản phẩm đánh giá mới và 6 sản phẩm đánh giá lại, gồm các sản phẩm về hoa quả nông sản tươi; sản phẩm chế biến. Một sản phẩm du lịch là Điểm du lịch sinh thái Hoa Quả Sơn của HTX sản xuất nông nghiệp và thương mại du lịch Thanh Hải Lục Ngạn.

Các thành viên Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện đánh  giá, phân hạng sản phẩm Điểm du lịch Hoa Quả Sơn

Trong số các sản phẩm, nhiều sản phẩm lần đầu tiên tham gia đánh giá. Tuy nhiên, chủ thể đã quan tâm chú trọng nâng cao chất lượng ngay từ khâu sản xuất, xây dựng hồ sơ thương hiệu. 
Tham gia đánh giá đợt này có duy nhất 1 sản phẩm về du lịch, đó là Điểm du lịch sinh thái Hoa Quả Sơn của HTX sản xuất nông nghiệp và thương mại du lịch Thanh Hải Lục Ngạn. Đây là điểm du lịch được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bắc Giang Quyết định công nhận vào tháng 7/2023. Điểm du lịch sinh thái Hoa Quả Sơn thuộc thôn Xẻ Cũ, xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn do Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp và thương mại du lịch Thanh Hải là đơn vị sở hữu và quản lý. Điểm du lịch sinh thái Hoa Quả Sơn được tổ chức theo mô hình du lịch sinh thái trải nghiệm nông nghiệp, nông thôn. Điểm du lịch có khoảng 10 ha quy hoạch trồng các loại cây ăn quả, gồm: Bưởi da xanh, bưởi ngọt, đào đường, cam lòng vàng, cam ngọt và một số loại cây trái khác. 
Trong quá trình đánh giá, thành viên hội đồng đã tiến hành đánh giá, chấm điểm từng sản phẩm theo các tiêu chí quy định; đồng thời thảo luận, xem xét hồ sơ cho các sản phẩm. Đơn vị tư vấn và các chủ thể có sản phẩm tham gia đánh giá tiến hành giải trình, làm rõ một số nội dung của thành viên hội đồng đặt ra trong đó tập trung vào các yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường trong sản xuất, mẫu mã bao bì, xuất xứ nguồn gốc... Là một trong những thành viên Tổ tư vấn, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP của huyện. 

Sản phẩm mỳ gạo Chũ Green Thuận Hương của HTX sản xuất mỳ Trại Lâm

Là địa phương có nhiều lợi thế phát triển nông nghiệ hàng hóa, do vậy, cấp ủy, chính quyền huyện Lục Ngạn đặc biệt coi trọng nâng cao chất lượng sản phẩm chủ lực, đặc trưng của địa phương. Quan tâm quảng bá, xây dựng thương hiệu sản phẩm tiến tới trở thành sản phẩm OCOP. Do vậy, đến nay toàn huyện đã có 58 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên (nhiều nhất tỉnh). Đặc biệt sản phẩm Vải thiều Lục Ngạn Hồng Xuan đạt tiêu chuẩn sản phẩm OCOP cấp quốc gia 5 sao. Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, không chỉ quan tâm xây dựng sản phẩm OCOP, các chủ thể cũng quan tâm phát triển thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm. 
Hiện nay ngành nông nghiệp của huyện Lục Ngạn đang phát triển ổn định, cơ cấu chuyển dịch theo hướng tích cực, hình thành nhiều vùng sản xuất cây ăn quả tập trung quy mô lớn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó, Lục Ngạn có thêm nhiều sản phẩm đặc trưng được sản xuất từ làng nghề mỳ gạo Chũ truyền thống mà một số sản phẩm tiềm năng, gắn với nhiều nét văn hóa đặc trưng và nhiều tiềm năng về phát triển du lịch…Đây là tiền đề và lợi thế lớn của huyện Lục Ngạn trong việc lựa chọn sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP trong những năm tiếp theo.
Vũ Đoàn

Chuyên mục: 

Chia sẻ Zalo
Zircon - This is a contributing Drupal Theme
Design by WeebPal.