Lục Ngạn kịp thời bổ sung, hoàn thiện quy trình sản xuất vải thiều

Chiều 28/6, Đồng chí Nguyễn Văn Mạnh, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện chủ trì Hội nghị nghiên cứu, đánh giá nguyên nhân việc giảm sản lượng vụ vải năm 2024; định hướng, hướng dẫn người dân kỹ thuật chăm sóc trong những năm tiếp theo.
Hội nghị có sự tham gia của có đại diện Sở khoa học và Công nghệ; chi cục BVTV tỉnh Bắc Giang, Lãnh đạo Phòng Nông nghiêp và phát triển Nông thôn; Trung tâm Dịch vụ - Kỹ thuật Nông nghiệp; Hội Nông dân, Hội sản xuất và tiêu thụ vải thiều Lục Ngạn. Thành viên Tổ chỉ đạo sản xuất vải thiều theo Quyết định số 375, ngày 19/02/2024 của Chủ tịch UBND huyện. 10 hộ sản xuất vải tiêu biểu có sản lượng năm 2023 và 2024.
 
Quang cảnh hội nghị
 
Báo cáo đề dẫn do Trung tâm Dịch vụ - Kỹ thuật Nông nghiệp huyện nêu rõ: Năm 2024, Lục Ngạn duy trì sản xuất hơn 17,3 nghìn ha vải. Diện tích sản xuất theo quy trình VIETGAP là 13,4 ha, chiếm 77,18% tổng diện tích; 30ha được sản xuất theo quy trình GlobalGAP, 10 ha sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ. UBND huyện đã sớm xây dựng triển khai kế hoạch sản xuất, thành lập tổ chỉ đạo sản xuất vải thiều và kiểm tra, giám sát mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói là cán bộ chuyên môn phối hợp với UBND các xã, thị trấn chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các điều kiện trong sản xuất vải thiều. Đồng thời chỉ đạo cơ quan chuyên môn tổ chức 74 lớp tập huấn cho gần 2 nghìn lượt người.
 
Lãnh đạo Trung tâm Dịch vụ - Kỹ thuật Nông nghiệp báo cáo đề dẫn
 
Mặc dù vậy, tình hình sản xuất vải thiều của huyện gặp nhiều bất lợi do diễn biến thời tiết phức tạp; nhiệt độ trung bình cao hơn so với những năm gần đây khoảng 1,5 độ C nên ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phân hóa  mầm hoa. Tỷ lệ ra hoa thấp chỉ đạo 46,6%, trong đó tỷ lệ ra hoa xen lộc chiếm 30% diện tích. Do vậy, sản lượng giảm, chỉ đạt khoảng gần 53 nghìn tấn; trong đó vải sớm 24,2 nghìn tấn, vải chính vụ đạt 28,6 nghìn tấn.
 
Đại diện hộ gia đình phát biểu chia sẻ kinh nghiệm
 
Tại hội nghị, đại diện các cơ quan chuyên môn của tỉnh, huyện, các nhà vườn, nhà khoa học đã thảo luận phân tích, đánh giá về một số nguyên nhân khiến cho cơ chế sinh trưởng của cây vải thiều bị ảnh hưởng, dẫn đến giảm sản lượng chưa từng có từ trước đến nay. Đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo trong quá trình ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh cây vải để bảo đảm thích ứng trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay. Trong đó, nhiều ý kiến đã chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng và quyết định đến quá trình sinh trưởng và phát triển, ra hoa, đậu quả cho cây vải thiều như: Khí hậu, thời tiết; khâu chăm bón và khoa học kỹ thuật; thời điểm tác động của kỹ thuật đối với chu kỳ sinh trưởng của cây…
 
Đại biểu Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh trao đổi ý kiến 
 
Phát biểu chỉ đạo, đồng chí Nguyễn Văn Mạnh, Phó Chủ tịch UBND huyện  chỉ rõ: Lục Ngạn xác định cây vải thiều là cây trồng chủ lực, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân. Do vậy, nghiên cứu, đánh giá những nguyên nhân việc giảm sản lượng vụ vải năm 2024 là việc làm cần thiết của chính quyền, các cơ quan chuyên môn, nhà khoa học và người trồng vải, từ đó tìm gia giải pháp, định hướng, hướng dẫn người dân kỹ thuật chăm sóc trong những năm tiếp theo.
 
Đồng chí Nguyễn Văn Mạnh, Phó Chủ tịch UBND huyện phát biểu chỉ đạo
 
Do vậy, sau hội nghị này, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Trung tâm Dịch vụ - Kỹ thuật Nông nghiệp cần tổng hợp đầy đủ ý kiến trao đổi của các đại biểu tại hội nghị, từ đó bổ sung, hoàn thiện quy trình sản xuất bền vững đối với các loại cây ăn quả nói chung, cây vải thiều nói riêng, trở thành cẩm nang sản xuất cho nông dân. Cùng đó tham mưu, đề xuất những cơ chế tạo đột phá trong phát triển vùng cây ăn quả, nhất là cây vải thiều, thực hiện cơ cấu đa dạng, cân đối các loại giống cây ăn quả nói chung, cây vải nói riêng. Tăng cường tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, quy trình sản xuất VIETGAP, GlobalGAP, hướng dần đến sản xuất hưu cơ, an toàn, tạo ra những vụ mùa thắng lợi.
 
Vũ Đoàn

Chuyên mục: 

Các tin khác

Zircon - This is a contributing Drupal Theme
Design by WeebPal.