Nam Dương nhanh chóng khắc phục hậu quả sau bão số 3

Cơn bão số 3 đi qua đã gây thiệt hại nặng về tài sản của người dân, đặc biệt là những xã nằm ven sông, suối, vùng trũng thấp. Trước tình hình đó, ngay khi nước rút, cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, người dân đã tập trung nhân lực, nhanh chóng khắc phục hậu quả, ổn định sản xuất, đời sống người dân khi lũ đi qua. 
Ngay sau khi cơn lũ đi qua, gia đình ông Phạm Văn Thiện, thôn Thủ Dương nhanh chóng bắt tay thu dọn đồ đạc, vệ sinh nhà cửa, khu vực sản xuất và dây truyền máy tráng mỳ để sớm ổn định bước vào sản xuất trong một vài ngày tới.
 
 
Cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 101, Sư đoàn 325 tham gia hỗ trợ vệ sinh môi trường tuyến đường tại xã Nam Dương
 
Là hộ nằm cạnh sông Lục Nam nên trận lũ vừa qua nhà ông bị ngập sâu trong nước. Gần 80m tường bao bị đổ sập, nhiều đồ đạc, vật dụng sinh hoạt và 15 khối củi (làm chất đốt để tráng mỳ) bị lũ cuốn trôi; hệ thống dây truyền tráng mỳ bám đầy bùn đất. Do vậy, sau lũ ông đã huy động thêm nhân lực để khắc phục hậu quả sau lũ, sớm ổn định sản xuất:
Không chỉ các hộ dân, ngay sau lũ, ban giám hiệu Trường tiểu học cũng bắt tay ngay vào công việc vệ sinh trường lớp học. Do ngập sâu trong nước nên toàn bộ nền nhà và bàn ghế học sinh bị bám đầy bùn đất; trong đó gần 50 bộ bị hư hỏng. C, nô giáo Nguyễn Thị Hương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học xã Nam Dương cho biết: Để nhanh chóng ổn định sau lũ, ngay từ ngày hôm qua ( 9/9), nhà trường đã huy động 100% cán bộ giáo viên, nhân viên cùng với lực lượng của xã và cán bộ chiến sĩ Sư đoàn 325, Quân đoàn 12 tham gia tổng vệ sinh, kê dọn lại bàn ghế, sớm ổn định trường, lớp để học bình thường trở lại.
 
Các lực lượng tham gia hỗ trợ Trường tiểu học xã Nam Dương khắc phục hậu quả sau lũ
 
Ông Nguyễn Văn Nam, Chủ tịch UBND xã Nam Dương cho biết: Cơn bão số 3 đã khiến hàng trăm ha cây ăn quả, cây lâm nghiệp của xã Nam Dương bị ngập úng và gãy đổ; làm tốc mái, đổ tường bao của nhiều hộ dân, cơ quan trường học, nhà văn hóa thôn, sùng hang trăm hộ dân bị ngập úng. Trong đó, thôn Thủ Dương là một trong những thôn bị ảnh hưởng nặng nề nhất, với trên 90% số hộ dân bị ngập. Trong số đó có gần 280 hộ dân trực tiếp sản xuất, kinh doanh mỳ gạo Chũ. Do địa hình trũng thấp, lại nằm ven sông Lục Nam, nên trước khi bão đổ bộ, người dân đã chủ động dừng sản xuất, di chuyển gạo nguyên liệu; máy móc, công cụ sản xuất mỳ gạo đến nơi an toàn để tránh lũ. Tuy nhiên nước lũ dâng cao đã khiến cho toàn bộ nhà cửa, kho xưởng và dây truyền máy tráng bị ngập nước. Nhiều vật dụng, chất đốt bị lũ cuốn trôi. 
 
Người dân làng nghề Thủ Dương nhanh chóng dọn dẹp, ổn định đời sống và sẵn sàng bước vào sản xuất sau bão lũ
 
Trước tình hình đó, ngay sau khi lũ rút, xã Nam Dương đã huy động lực lượng, phương tiện hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả. Trong đó, tập trung cao cho việc khơi thông đất, đá tại các tuyến giao thông; hỗ trợ các nhà trường tổng vệ sinh trường lớp, kê dọn đồ đạc, bàn ghế nhanh chóng ổn định bước vào học tập. 
Đăc biệt, xã cũng đã hiệp đồng với Sư đoàn 325 (Quân đoàn 12) huy động cán bộ, chiến sĩ tham gia giúp dân khắc phục hậu quả, vệ sinh môi trường tại các trường học, làng nghề, giúp người dân ổn định đời sống.
Đi đôi với công tác khắc phục hậu quả sau bão lũ, UBND xã cũng chỉ đạo thống kê thiệt hại; nắm chắc tình hình đời sống nhân dân, kịp thời có phương án hỗ trợ những hộ đặc biệt khó khăn do bị ảnh hưởng của cơn bão; giúp người dân nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống.
Vũ Đoàn

Cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 101, Sư đoàn 325 tham gia hỗ trợ vệ sinh môi trường tuyến đường tại xã Nam Dương

Chuyên mục: 

Chia sẻ Zalo
Zircon - This is a contributing Drupal Theme
Design by WeebPal.