Trường tiểu học Thanh Hải sô 1 nâng trách nhiệm của giáo viên trong đánh giá học sinh

Thông tư 30 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định đánh giá học sinh tiểu học đã thực sự thu hút sự quan tâm của dư luận. Đây là bước ngoặt trong công tác đánh giá học sinh tiểu học bởi nhận xét của giáo viên được thay cho chấm điểm hàng ngày. Điều này đã góp phần giảm áp lực cho học sinh đồng thời tăng trách nhiệm giáo viên.
Trước đây, mỗi ngày lên lớp, cô giáo Phạm Thị Mến, giáo viên chủ nhiệm lớp 5A1 - Trường tiểu học Thanh Hải số 1 đều thực hiện việc đánh giá kết quả học tập của từng em qua việc chấm điểm qua việc giao bài tập. Từ ngày 15/10/2014, cùng với các trường tiểu học, Trường tiểu học Thanh Hải 1 bước vào áp dụng quy định đánh giá học sinh tiểu học theo thông tư 30 của Bộ giáo dục, thay việc chấm điểm như trước đây bằng những lời nhận xét cho từng bài tập của từng em học sinh. Em nào làm đúng, làm chưa đúng, hay sai sót ở điểm nào, cô giáo đều có những nhận xét cụ thể, từ đó bổ khuyết cho các em. Do quen với việc chấm điểm trước đây nên khi bắt đầu chuyển sang nhận xét, cô cũng như các giáo viên tiểu học khác thực sự lúng túng. Bởi để có những nhận xét đầy đủ đối với từng học sinh thì trách nhiệm của giáo viên phải tăng lên và đặc biệt không được “quên” em nào.

Gần gũi học sinh là biện pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng giáo dục


Theo thông tư 30, thì nội dung đánh giá học sinh tiểu học là đánh giá quá trình học tập, sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng từng môn học và hoạt động giáo dục khác theo chương trình giáo dục tiểu học; đánh giá sự hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh (tự phục vụ, tự quản, giao tiếp...); đánh giá sự hình thành và phát triển một số phẩm chất của học sinh; quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; từ đó tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; nhận xét định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số năng lực, phẩm chất của học sinh tiểu học…Với phương pháp đánh giá như vậy đã thực sự giảm áp lực cho học sinh, nhưng trách nhiệm của giáo viên phải tăng lên. Do vậy, mỗi giáo viên đã tự tìm gia cho mình những phương pháp đánh giá học sinh một cách hiệu quả nhất, tránh việc đánh giá chung chung mang tính động viên các em.
Không những thế, để áp dụng quy định đánh giá học sinh một cách đầy đủ và thực chất, Ban Giám hiệu nhà trường đã quán triệt sâu sắc những nội dung cơ bản của Thông tư tới toàn thể cán bộ giáo viên và các bậc phụ huynh thông qua họp Hội đồng hoặc thư ngỏ. Tăng cường phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh trong việc theo dõi, đánh giá quá trình học tập, năng lực và phẩm chất của các em. Việc đánh giá của giáo viên bao quát từ sự hình thành, phát triển một số năng lực và phẩm chất của học sinh. Do vậy, giáo viên phải tâm huyết, gắn bó với nghề, yêu trẻ, bám sát việc học tập của học sinh mới có thể đưa ra những nhận xét sát thực, hiệu quả.
Bước đầu thực hiện Thông tư 30 ở Trường tiểu học Thanh Hải 1 nói riêng sẽ không tránh khỏi những lo lắng ban đầu của phụ huynh học sinh và giáo viên, nhưng với cách làm của Ban Giám hiệu nhà trường sẽ góp phần cho mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Vũ Đoàn

Chuyên mục: 

Các tin khác

Zircon - This is a contributing Drupal Theme
Design by WeebPal.