Vùng vải thiều muộn Tân Sơn

Tân Sơn là trung tâm của vùng sản xuất và tiêu thụ vải thiều chín muộn của huyện Lục Ngạn (Bắc Giang). Thời điểm này, việc thu hoạch và tiêu thụ vải thiều của người dân nơi đây đang diễn ra tấp nập. Năm nay, tuy vải thiều mất mùa nhưng bù lại giá cả quả vải đạt cao hơn năm trước nên bà con rất phấn khởi… .
Những ngày này, khi vụ thu hoạch vải thiều ở các xã vùng thấp của huyện Lục Ngạn cơ bản đã kết thúc thì tại xã vùng cao Tân Sơn vẫn diễn ra sôi động. Năm nay, do điều kiện thời tiết không thuận lợi, rét ít ở đầu vụ và nắng hạn kéo dài thời kỳ quả vải non nên ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất và chất lượng quả vải thiều của xã Tân Sơn nói chung và gia đình ông Lường Văn Cảnh ở thôn Hóa nói riêng. Để chăm sóc vườn vải thiều rộng 1,5 ha có 300 cây cho thu hoạch trong điều kiện thời tiết khá khắc nghiệt, ngoài việc áp dụng quy trình chăm sóc vải thiều VietGAP, vợ chồng ông Cảnh còn phải ngày đêm máy nước giếng khoan tưới cho cây. Với sự nỗ lực đó, vụ này vườn vải nhà ông Cảnh ước cho thu hoạch từ 8 – 10 tấn quả. Tuy quả vải không to bằng năm trước nhưng mẫu mã chín đỏ đẹp, vị ngọt đậm, được khách hàng ưa chuộng nên tiêu thụ thuận lợi và được giá cao hơn nhiều so với mọi năm. Khi chúng tôi đến thăm, gia đình ông Cảnh đã thu hoạch và tiêu thụ được 2 tấn vải thiều với giá bán thấp nhất 19 nghìn đồng/kg và cao nhất đạt 55 nghìn đồng/kg. Ông Cảnh phấn khởi cho biết, đây là năm vải thiều bán được giá cao kỷ lục, chưa năm nào bán vải thiều   lại thu về được nhiều tiền như năm nay. Tuy hiện nay giá vải thiều đã giảm nhưng vẫn được bình quân hơn 30 nghìn đồng/kg.
Ông Lường Văn Cảnh kiểm tra vườn vải đang chuẩn bị thu hoạch.

Gần đó, gia đình ông Lường Văn Sơn cũng đang tranh thủ thời tiết thuận lợi, huy động nhân lực để thu hoạch vải thiều. Ông Sơn cho biết vườn vải nhà mình có 130 cây to, vụ này do bị mất mùa nên sản lượng chỉ đạt khoảng 4 tấn quả (bằng ½ so với năm trước) nhưng bù lại việc tiêu thụ vải thuận lợi và bán được giá từ 28 nghìn – 55 nghìn đồng/kg, cao hơn gấp đôi so với năm 2016.Xã Tân Sơn hiện có 6.655 ha vải thiều, trong đó đã có 16,2  ha được sản xuất theo quy trình VietGAP tập trung ở 5 thôn gồm: Hóa, Hả, Nà Ruông, Đồng Rau và Mòng A. Nằm trung trong tình hình của huyện năm nay, vải thiều của Tân Sơn cũng mất mùa, sản lượng vải chỉ đạt 2.400 tấn quả, giảm gần một nửa so với vụ trước. Hiện Đảng ủy – UBND xã vẫn quan tâm chỉ đạo người dân tập trung chăm sóc nhằm nâng cao năng suất, chất lượng quả vải, bởi đây là cây ăn quả chủ lực của địa phương. Cùng đó, chúng tôi đang khuyến cáo người dân ghép chuyển đổi một phần diện tích vải thiều chính vụ sang giống vải chín sớm để kéo dài thời gian thu hoạch.Do điều kiện thời tiết và đất đai của các xã vùng cao huyện Lục Ngạn có nhiều khác biệt so với xã vùng thấp nên quả vải thiều nơi đây chín muộn hơn từ 10 – 15 ngày. Cùng đó, kỹ thuật thâm canh vải thiều của bà con các xã vùng cao như Tân Sơn, Cấm Sơn, Hộ Đáp… ngày càng tiến bộ, nhất là việc áp dụng tốt quy trình chăm sóc vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP nên chất lượng quả và mẫu mã quả vải không ngừng được nâng cao: quả vải to đều, chín đỏ đẹp, vị ngọt đậm và vỏ dầy hơn rất thuận tiện trong khâu vận chuyển. Theo đó, những năm gần đây, thương hiệu vải thiều muộn vùng cao Lục Ngạn đã nổi tiếng. Nhờ vậy, phố Chợ xã vùng cao Tân Sơn trở thành trung tâm tiêu thụ vải thiều muộn trong khu vực.Thời điểm này, vụ thu hoạch vải thiều ở các xã vùng thấp của huyện Lục Ngạn cơ bản đã kết thúc nhưng không khí thu hoạch và tiêu thụ vải thiều của tại xã Tân Sơn vẫn diễn ra sôi động. Trên khắc các tuyến đường người ta đều dễ dành nhận thấy cảnh mua bán vải thiều của chủ cân hàng và vận chuyển bằng xe ô tô tải loại 2,5 tấn; theo số liệu ước tính có khoảng 100 ô tô tải loại này thường xuyên chạy dọc các tuyến đường trong xã thu mua vải thiều; ngoài ra tại khu vực phố Chợ xã Tân Sơn thường xuyên có từ 8 – 10 điểm thu mua vải thiều lớn từ 8 tấn/ngày trở lên để mang vải thiều đi tiêu thụ tại Trung Quốc và khắc các tỉnh thành trong nước.

 
Đức Thọ - Quỳnh Nga
 
 
 
 
 

Chuyên mục: 

Zircon - This is a contributing Drupal Theme
Design by WeebPal.