Nỗ lực xúc tiến Thương mại cho vải thiều lục Ngạn

Bước vào mùa vụ tiêu thụ vải thiều năm 2015 , theo dự báo, sản lượng vải thiều của huyện Lục ngạn ước đạt trên 90 nghìn tấn, trong đó vải chín sớm 7 nghìn tấn, vải chính vụ 83 nghìn tấn, riêng vải theo tiêu chuẩn vietGap ước đạt 60 nghìn tấn chiếm 2/3 tổng sản lượng, việc xuất khẩu sẽ gặp khó khăn, tuy nhiên huyện Lục Ngạn đã nhận được sự ủng hộ của UBND tỉnh Bắc Giang, ngay từ đầu vụ UBND tỉnh đã tổ chức nhiều cuộc xúc tiến thương mại ở các tỉnh Lào Cai, Lạng Sơn và thành phố Hồ Chí Minh…
Ông Cao Văn Hoàn PCT-TT-UBND huyện Lục Ngạn

Bên cạnh đó, UBND huyện Lục Ngạn đã xây dựng triển khai kế hoạch hỗ trợ nhân dân sản xuất vải thiều chất lượng cao, trong đó tập trung triển khai mô hình sản xuất theo mô hình VietGap và GlobalGap thông qua việc phổ biến kỹ thuật, tăng cường kiểm tra giám sát, việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, để quả vải thiều đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hoá chất, quả to, ngọt mẫu mã đẹp tạo điều kiện cho doanh nghiệp có mối liên kết với nông dân sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ vải thiều. Ngoài sự vào cuộc của các cấp các ngành, UBND huyện Lục Ngạn đã tăng  cường tổ chức tuyên truyền, quảng bá giới thiệu hình ảnh, kiểu dáng bao bì, tem, nhãn hiệu hàng hoá, đặc biệt là vải thiều an toàn sản xuất theo tiêu chuẩn Vietgap,GlobalGap với khách hàng trong và ngoài nước trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương và trung ương, nhờ làm tốt công tác xúc tiến thương mại,  ngay từ đầu vụ vải năm 2015 đã có các thị trường, doanh nghiệp  ở các nước như Mỹ, Pháp, Úc, Anh, công ty ánh dương, Rồng đỏ, chợ đầu mối thành phố Hồ Chí Minh…đã đăng ký  thu mua để xuất khẩu và nhập khẩu.

Bà Phạm Thị Dung GĐ- Công ty TNHH một thành viên Phúc Thịnh Lạng Sơn

 Bên cạnh đó trong những năm qua được sự quan tâm ủng hộ của UBND tỉnh Lạng Sơn,  Lào Cai trực tiếp là sở công thương và các đơn vị chức năng, tại cửa khẩu quốc tế Hữu nghị Tân Thanh và Cốc Nam, cửa khẩu Hà Khẩu Lào Cai, trong việc kết nối giữa chính quyền và doanh nghiệp của Bắc Giang với chính quyền, các cơ quan chức năng và doanh nghiệp kinh doanh vải thiều Trung Quốc đã luôn giành ưu tiên như: kho , bãi, điểm tập kết, giao thông để vận chuyển tới cửa khẩu, các thủ tục cấp CO (xuất xứ hàng hoá), kiểm dịch thông quan và xuất nhập cảnh đối với các thương nhân, đều được tạo mọi điều kiện tốt nhất, bên cạnh đó vải thiều Lục Ngạn cũng được quảng bá rộng rãi trên địa bàn Lạng Sơn và các tỉnh lân cận, các thương nhân kinh doanh vải thiều được đảm bảo an toàn tuyệt đối, nhờ có sự phối hợp có trách nhiệm của tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai với các các doanh nghiệp và các ngành chức năng Bằng Tường Trung Quốc, cùng với sự nỗ lực của các cấp các ngành của tỉnh Bắc Giang và huyện Lục Ngạn , vải thiều đã xuất khẩu qua tỉnh Lạng Sơn  và thị trường Trung Quốc đạt từ 500.000 đến 600.000 tấn, chiếm khoảng 60% tổng sản lượng vải thiều xuất khẩu của tỉnh Bắc Giang, đây là niềm vui cho những người trồng vải.

 ông Hoàng Khánh Hoà, Cục trưởng cục hải quan tỉnh Lạng Sơn

 Bà Phạm Thị Dung, Giám đốc công ty CNHH một thành viên Phúc Thịnh tỉnh Lạng Sơn, cho biết: trong những năm qua công ty của bà cứ vào đầu vụ vải chín sớm và chính vụ  công ty đã đặt hàng chục điểm thu mua trên địa bàn huyện Lục Ngạn, sau  đó vận chuyển sang Trung Quốc tiêu thụ và các nước Lào, Thái Lan, Cam Pu Chia, SinhGaPo, Đài Loan, Ấn Độ, Liên Xô và các nước ASEAN… Là một thương nhân người Lục Ngạn, trong những năm qua, ông Đinh Văn Hưng người phố Lim, xã Giáp Sơn huyện Lục Ngạn, đã không ngại khó khăn đi tìm thị trường tiêu thụ cho quả vải thiều Lục Ngạn, mỗi năm ông đã tiêu thụ hàng trăm tấn vải sang thị trường Trung Quốc và các tỉnh lân cận, hiện nay ông đang kết nối với bạn hàng để xuất khẩu quả vải sang Trung Quốc. Ông cũng khuyến cáo với người dân trồng vải thứ nhất là; không  sử dụng quá dư lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, không vặt vải non, vải xanh, khi vặt vải để bán lên giải vụ, không ồ ạt, nhất là vào ngày rằm, mùng một, theo kinh nghiệm của ông vào những ngày này, bán vải sẽ không được giá, vì người Trung Quốc không có quan niệm ngày rằm và ngày mùng một, chính vì thế mà bị thương lái ép giá. Thứ hai là: các ngành chức năng có giải pháp can thiệp thị trường ăn theo như: cước vận chuyển, thùng xốp, băng dính, đá quá cao lên  làm giá thành quả vải phải cõng theo. Thứ ba: ngoài thị trường Trung Quốc và nước ngoài chúng ta cần quan tâm đến thi trường nội địa như ở các thành phố lớn, các siêu thị, nhưng đặc biệt là quan tâm đến thị trường ở các khu công nghiệp, theo cách tính đơn giản của ông là mỗi một công nhân mua khoảng 1 đến 2 cân để ăn thôi, với số lượng hàng trăm ngìn công nhân ở các khu công nghiệp lớn đã tiêu thụ không biết bao nhiêu tấn vải cho bà con.Để tào điều kiện và giúp cho việc tiêu thụ đặc biệt vào thời điểm chính vụ, ông Hoàng Khánh Hoà, Cục trưởng cục hải quan tỉnh Lạng Sơn khảng định vụ vải năm nay cục hải quan sẽ huy động  cán bộ, công chức làm việc tại các cửa khẩu  không ngại vất vả, không nhận thêm thù lao, bố chí làm thêm giờ để đảm bảo vải thiều được thông quan nhanh nhất và nhiều nhất. Bên cạnh đó đã tạo điều kiện thuận lợi nhanh chóng cho khách hàng, thương nhân trong thực hiện các thủ tục xuất khẩu vải thiều cấp chứng nhận xuất xứ hàng hoá, kê khai, kiểm dịch và các điều kiện an ninh, trật tự, kho, bến bãi, vệ sinh môi trường, đường vận chuyển riêng đối với vải thiều khi bước vào chính vụ, chánh để ách tắc tại các cửa khẩu, xem xét tạo điều kiện cấp giấy thông hành cho các thương nhân, đi lại qua cửa khẩu trong vụ vải Thiều.  Ông Cao Văn Hoàn Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Lục Ngạn cho biết về tình hình diện tích, sản lượng, chất lượng, công tác quảng bá và công tác chuẩn bị hỗ trợ bà con nông dân tiêu thụ vải thiều năm 2015. ông cũng kiến nghị các ngành chức năng của tỉnh Bắc Giang, Lạng Sơn  và Bằng Tường Trung Quốc chỉ đạo hỗ trợ công tác an ninh trật tự, an toàn giao thông liu thông hàng hoá cho các thương nhân thu mua vải thiều, tạo điều kiện về thủ tục hành chính, hải quan, kiểm dịch, bố trí bến bãi đỗ xe và tập kết hàng ở các cửa khẩu Trung Quốc, và các thủ tục hành chính phục vụ xuất khẩu, nhất là vào mùa cao điểm tạo điều kiện để vải thiều xuất khẩu được nhanh nhất và thuận lợi nhất, phối hợp thông tin kịp thời về tình hình thị trường nước ngoài những khó khăn vướng mắc cho UBND huyện Lục Ngạn để có giải pháp giải quyết kịp thời, đối với các thành phố Hà Nội thành phố HCM, và các tỉnh miền trung tạo mọi điều kiện thuận lợi cho lưu thông quả vải thiều đến được các siêu thị, trung tâm thương mại các điểm bán buôn bán lẻ trên địa bàn. Các bộ ngành Trung Ương giúp đỡ trong chỉ đạo các cơ quan liên quan tạo mọi điều kiện trong tiêu thụ vải thiều năm 2015.

 

Đức Hoàng

                          
                           
 

Chuyên mục: 

Zircon - This is a contributing Drupal Theme
Design by WeebPal.