HƯỚNG DẪN CHĂM SÓC CHĂN NUÔI, THỦY SẢN

Hiện nay với điều kiện thời tiết chuyển mùa mưa, nắng nóng thất thường, ẩm độ cao làm sức đề kháng của vật nuôi giảm và là môi trường thuận lợi các loại mầm bệnh phát triển. Chăm sóc cho đàn vật nuôi trong giai đoạn này người chăn nuôi cần chú ý áp dụng những biện pháp như sau:

Hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học: Tăng cường vệ sinh tiêu độc, khử khu vực quanh chuồng nuôi, máng ăn, máng uống bằng thuốc sát trùng, vôi bột; xử lý chất thải chăn nuôi bằng các biện pháp như bể biogas, thu gom phân rác để ủ; sưởi ấm (úm) cho đàn lợn sơ sinh, đàn gia cầm từ 01 ngày đến 03 tuần tuổi;

Chú ý các biện pháp kiểm soát dịch bệnh, tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin cho đàn vật nuôi theo quy trình; bổ sung chất điện giải, đường Glucose để tăng sức đề kháng cho vật nuôi; quan sát, theo dõi đàn vật nuôi thường xuyên, khi phát hiện bỏ ăn, ốm hoặc có biểu hiện khác thường thì cần báo ngay cho cán bộ thú y để được tư vấn điều trị kịp thời tránh lây lan ra cả đàn; định kỳ tẩy giun sán cho gia súc, gia cầm.

1. Đối với đàn trâu, bò, ngựa, dê

 Giai đoạn này các bệnh thường gặp là: Lở mồm long móng, viêm da nổi cục cho trâu bò, tụ huyết trùng, ỉa chảy, đậu dê...

* Bệnh Lở mồm long móng: 

  • Triệu chứng: con vật bỏ ăn, sốt cao 400 C, mệt mỏi, lông dựng, mũi khô, da nóng, kém ăn hoặc bỏ ăn, miệng chảy nhiều nước dãi có bọt; xuất hiện các mụn nước ở mồm, chân, các phần da mỏng; khi mụn nước vỡ ra làm cho mồm bị lở loét, dịch viêm với nước dãi chảy ra như bọt xà phòng, các kẽ chân mụn vỡ ra làm cho sưng móng, đau móng; con vật đi lại khó khăn, thường đi khập khiễng, run rẩy. Ngoài ra, đối với bò khi bị bệnh thường hay nâng chân lên rồi lại hạ chân xuống nhiều lần; ở lợn thì thường hay ở tư thế ngồi hoặc quỳ, tổn thương nặng ở chân gây viêm nhiễm không đi lại được, lợn con tổn thương miệng không bú mẹ được.

  • Phòng bệnh: Tiêm phòng bệnh LMLM bằng vác xin;

  • Trị bệnh: Bệnh không có thuốc chữa đặc hiệu, chỉ chữa được triệu chứng bên ngoài nhằm làm cho vết thương nhanh chóng lành; dùng các chất chua như chanh, khế trà, sát vào các mụn loét trong lưỡi, miệng, các vết loét ở chân; dùng nước muối 10% rửa sạch, sau đó dùng các loại thuốc sát trùng nhẹ như xanh metylen, thuốc tím 1%, cồn Iod 5% bôi vào các vết thương từ 2 – 3 lần/ngày; Vitamin C, B1cộng thuốc kháng sinh phổ rộng (Amoxilin, Lincocin...) tiêm phòng tránh bệnh kế phát (liều lượng tiêm theo hướng dẫn của nhà sản xuất).

2. Đối với đàn lợn

Tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống sự xâm nhiễm của bệnh Dịch tả lợn Châu Phi; bên cạnh đó cần lưu ý các bệnh thường gặp trong giai đoạn này là: Tai xanh (PRRS), tụ huyết trùng, đóng dấu, phó thương hàn, lở mồm long móng, viêm phổi, liên cầu khuẩn, tiêu chảy...

* Bệnh tai xanh

Triệu chứng: Bỏ ăn, sốt kéo dài, sưng mí mắt, xuất huyết dưới da (thâm tím hai mắt, da tai, bụng, chân, hậu môn); con vật lười vận động, đi vòng tròn hoặc ngã nằm về một phía, bại chân (cong chân), khó thở, ho mũi chảy dịch nhầy, tiêu chảy... Lợn hậu bị và lợn nái sinh sản sảy thai, thai chết khô (thai gỗ), đẻ non, tỷ lệ thụ thai thấp, mất sữa…

  • Phòng bệnh: Tiêm vắc xin tai xanh 

  • Trị bệnh: Không có phương pháp điều trị đặc hiệu đối với bệnh tai xanh. 3. Đàn gia cầm 

Thời điểm này trên đàn gia cầm thường xuất hiện các bệnh: Tụ huyết trùng, Cúm gia cầm, Newcastle, đầu đen, hen suyễn (CRD), cầu trùng, E.coli...

* Bệnh tụ huyết trùng: Ở thể quá cấp gà đang ăn, đang đẻ, ấp, ngủ đột ngột lăn ra chết. Ở thể cấp tính gà ủ rũ, bỏ ăn, ỉa chảy, viêm xoang, chảy nước mũi, rối loạn thần kinh, viên các khớp đặc biệt là khớp đầu gối.

  • Phòng bệnh bằng vắc xin hoặc cho ăn thuốc toi gà hoặc toi thương hàn lúc gà được 35 – 40 ngày tuổi.

  • Trị bệnh có thể cho ăn, uống bằng 1 trong các thuốc kháng sinh như sau:  Tetracyclin, amoxicilin, Trimoxim, HanEba 30%. Có thể tiêm trị bệnh bằng: Oxytetracyclin, Amoxicilin, hoặc Marbofloxacin…., (liều lượng tiêm hoặc uống theo hướng dẫn của nhà sản xuất).

4. Thủy sản

  • Để chuẩn bị cho vụ nuôi cá thương phẩm mới người chăn nuôi cần vệ sinh ao nuôi sạch sẽ, dọn sạch cỏ, vét bùn đáy ao từ 10 – 15 cm, lấp hết các lỗ hang sung quanh bờ ao đảm bảo bờ ao chắc chắn, bón vôi bột để tiêu diệt mầm bệnh và ổn định PH ao nuôi.

  • Chọn con giống tốt: Cá không mang mầm bệnh, tương đối đều cỡ, màu sắc sáng đẹp, bơi lội nhanh nhẹn, không bị dị hình, trầy xước; nên mua giống ở những nơi có uy tín… Trước khi thả giống nên tắm cá giống qua nước muối 2% - 3% trong vòng 10 – 15 phút và phải theo dõi cá trong quá trình tắm.  

Trên đây là hướng dẫn chăm sóc chăn nuôi, thủy sản; Trung tâm Dịch vụ – Kỹ thuật nông nghiệp huyện đề nghị UBND các xã, thị trấn chỉ đạo cán bộ chuyên môn tích cực tuyên truyền, hướng dẫn trực tiếp người chăn nuôi./.

 

Zircon - This is a contributing Drupal Theme
Design by WeebPal.