Gian nan những người làm báo ở địa phương

 Khi nói về phóng viên công tác tại Đài Truyền thanh- Truyền hình huyện Lục Ngạn trước kia, nay là Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện, là người ta nghĩ ngay tới  lực lượng thường đi đầu trong công tác tuyên truyền ở địa phương. Dù còn không ít những khó khăn vất vả song những người làm báo ở huyện Lục Ngạn luôn nỗ lực để đem những thông tin đến với người dân nhanh nhất và chính xác nhất. Họ tác nghiệp không khác gì những phóng viên Trung ương.

Không như phóng viên thuộc các cơ quan báo chí Trung ương và cấp tỉnh với nhiều điều kiện thuận lợi hơn về mặt tác nghiệp và cơ sở vật chất, các phóng viên Trung tâm văn hóa thông tin và thể thao huyện Lục Ngạn hoạt động trong điều kiện khó khăn, vất vả do địa bàn rộng, đội ngũ ít, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, song họ vẫn tâm huyết với nghề.  Phóng viên của Trung tâm là những phóng viên đa năng, bởi họ không chỉ làm báo nói mà còn cả báo viết, báo hình và báo điện tử. Phóng viên ở huyện phải đảm trách nhiều phần việc đi cơ sở thu thập số liệu, viết kịch bản, quay phim, chụp ảnh, dựng hình, biên tập, đọc phát thanh... Bất kỳ ai trong số họ cũng “đa năng” và thành thạo nhiều khâu. Mặc dù có những phần việc chưa được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, chủ yếu là tự học hỏi lẫn nhau và tự nâng cao tay nghề qua thực tiễn. Thế nhưng từ khâu viết tin, bài, biên tập đến quay phim, chụp ảnh và dựng phim,... anh em Phóng viên Trung tâm huyện đều làm hết. Ngoài việc bảo đảm số lượng tin, bài, ảnh, phóng sự  xây dựng bản tin phát trên hệ thống đài truyền thanh huyện, truyền hình, trang thông tin điện tử của Trung tâm đăng tải, phát hàng ngày, còn biên tập tin bài đăng trên trang thông tin điện tử của huyện. Ngoài ra, phóng viên còn cộng tác với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo tỉnh Bắc Giang và Báo, Đài Trung ương nhằm thông tin kịp thời những vấn đề, sự kiện diễn ra tại địa phương đến với người dân trong huyện, tỉnh và trong nước. Với đặc thù nghề báo, người làm báo ở huyện phải thường xuyên bám sát cơ sở, nắm bắt những thông tin mới. Mặc dù công việc chẳng khác gì những cơ quan báo chí khác, thế nhưng, mọi chế độ, quyền lợi vẫn không được công nhận là cơ quan báo chí mà chỉ là cơ quan tuyên truyền do UBND huyện quản lý nên hầu hết Phóng viên không được cấp thẻ nhà báo để tác nghiệp. 

Phóng viên huyện, tỉnh, Trung ương chụp ảnh lưu niệm cùng với Thủ tướng chính phủ Nguyên Xuân Phúc tại vườn quả Bác Hồ, huyện Lục Ngạn.

 

Huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc giang là một huyện có địa bàn rộng và đông dân, giao thông đi lại khó khăn, để phục vụ cho bản tin phát thanh hàng ngày từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần thời lượng khoảng 20 phút. Chương trình truyền hình thời lượng khoảng 30 phút phát vào thứ sáu hàng tuần, phát lại ở các trạm đài Tân Sơn, Biển Động và Sa lý, trang thông tin điện tử được cập nhật tin, bài  hằng ngày (truyenhinhlucngan.vn) và của UBND huyện Lục Ngạn, ngoài ra còn cộng tác cho Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh, báo Bắc Giang, và các đài, báo Trung ương thế nhưng đội ngũ phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên không nề hà,  mà vẫn làm việc ngày đêm để chuyển tải những chủ trương, đường nối, những chỉ thị nghị quyết quyết của Đảng, những chính sách pháp pháp luật của nhà Nước, sự chỉ đạo điều hành của các cấp ủy đảng, chính quyền ở địa phương và những thông tin nóng, đã chuyển tải tới khán giả nghe đài, xem truyền hình, đọc bản tin và đông đảo công chúng trên địa bàn huyện, một cách nhanh nhất và chính xác nhất. Nhiều những mô hình tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến làm kinh tế giỏi, những tấm gương người tốt, việc tố, học tập và làm theo Bác Hồ đã được đội ngũ phóng viên phát hiện và nhân rộng trên địa bàn huyện.

    Như chương trình Pháp luật và đời sống, an toàn giao thông, chương trình thanh niên Lục Ngạn làm theo lời Bác, chương trình xây dựng nông thôn mới, và nghị quyết 06,07 của HĐND tỉnh Bắc giang về cứng hóa đường giao thông nông thôn, đã có nhiều hộ gia đình trong huyện tự nguyện hiến hàng trăm mét đất, hàng ngàn ngày công để xây dựng nhà văn hóa, trường học, đường giao thông nông thôn, đến nay Phong trào ấy vẫn đang được lan tỏa trên khắp địa bàn huyện, nó đã và  đang tạo dựng một diện mạo nông thôn mới khang trang, xanh, sạch, đẹp nhiều thôn đã đạt chuẩn nông thôn kiểu mẫu trên địa bàn. Đây là một nền tảng quan trọng để huyện Lục Ngạn tiếp tục phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.

  Để có những tác phẩm,tin, bài, phóng sự hay, hình ảnh đẹp, các anh chị em phóng viên không quản ngại khó khăn đường sá xa sôi, đi bộ hàng chục cây số đến các thôn, bản, vùng sâu, vùng xa của huyện để tìm hiểu những tâm tư, nguyện vọng của nhân dân đối với Đảng và chính quyền địa phương. Nhiều những cuộc phóng viên tham gia cùng các đồng chí lãnh đạo của huyện, của tỉnh đi tiếp thị, kêu gọi đầu tư, đi tìm đối tác, xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp của bà con nông dân trên địa bàn huyện Lục Ngạn như: ở Hà Nội, Miền Nam, các cửa khẩu Lạng Sơn, Móng Cái, Lào Cai, các tỉnh trong nước và cả bên Trung Quốc. Trong những cuộc đi tác nghiệp có những chuyện vui, chuyện buồn, nhưng không ít những cuộc gian lan vất vả, mưa rầm, gió rét, trèo đèo, nội suối, mà còn có những cuộc đi cưỡng chế phóng viên cũng đã bị chửi, mắng, ném đá, bị nhốt và đe dọa đến tính mạng… Như phóng viên Nguyễn Đoàn, Quang Huấn, Quỳnh Nga, và Bùi Được vào những năm 2010 tham gia các cuộc di dân tái định cư ở khu vực trường bắn Quốc gia khu vực I, những cuộc cưỡng chế giải phóng mặt bằng, giải tỏa hành lang, an toàn giao thông, thi hành án dân sự, do một số đối tượng bi kích động, và nghe kẻ xấu xúi giục nên đã ném đất, đá vào phóng viên và bắt, giữ cán bộ trái pháp luật, có những phóng viên nữ trẻ mới xây dựng gia đình, đang có bầu nhưng vẫn phải vác máy quay nặng khoảng 5-7 kg đi cùng các đồng chí lãnh đạo các đoàn của Trung ương, của tỉnh, của huyện đi bộ hàng chục km đến các vùng sâu, vùng xa vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong huyện để trao, tặng quà cho các hộ nghèo nhân dịp lễ, tết cổ truyền, có những phóng viên nữ đang thời kỳ nuôi con nhỏ nhưng vẫn phải đi tác nghiệp, có hôm đột xuất đi cả ngày, trong những lúc này chị em lại phải nhờ người thân, hàng xóm, đi xin sữa cho con.

Trong cuộc chiến chống đại dịch Covid - 19 vừa qua đã được đẩy lùi, không thể không kể đến công tác tuyên truyền trên hệ thống thống truyền thanh, truyền hình, trang thông tin điện tử và các trạm đài truyền thanh xã và thôn, bản, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên, phát thanh viên của Trung tâm Văn hóa – Thông tin và Thể thao huyện Lục Ngạn. Họ đã hàng ngày, hàng giờ, không ngại khó, ngại khổ thường xuyên cập nhật, biên tập những thông tin chính sác, những chỉ thị của Chính phủ, của Bộ y tế, những công văn hỏa tốc của ban chỉ đạo từ Trung ương đến địa phương về phòng, chống dịch bệnh Covid 19 một cách nhanh nhất để nhân dân nắm được và phòng ngừa dịch bệnh cho bản thân và bảo vệ cộng đồng.

Hiện nay, công tác tuyên truyền về xây dựng Đảng, về Đại hội Đảng các cấp đang diễn ra; việc chọn cử phóng viên viết về xây dựng Đảng sao cho đúng người đúng việc; làm thế nào để đổi mới, nâng cao tính hấp dẫn, thuyết phục trong các bài viết tuyên truyền về xây dựng Đảng. Một số nội dung quan trọng như việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với Nghị quyết T.Ư 4 (khóa XII). Đặc biệt, đội ngũ phóng viên, biên tập viên cần chủ động, sáng tạo để tránh làm “khô héo” nghị quyết, cần chú trọng nêu bật những thành tựu, chuyển biến tích cực để tạo niềm tin cho Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, nhất là cấp ủy cơ sở. Cùng với đó, phải mạnh mẽ, sắc bén trong đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, chống mạnh mẽ các biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa, chú trọng đến tính định hướng thông tin của người làm báo địa phương.

  Về công sức của những Phóng viên làm báo ở huyện bỏ ra khá nhiều, thế nhưng, nếu nói về chế độ nhuận bút so với các báo, đài tỉnh thì nhuận bút của họ còn rất thấp. Dẫu còn gian nan, vất vả, dẫu còn đôi chút băn khoăn, trăn trở, song tất cả Phóng viên, biên tập viên, phát thanh viên, kỹ thuật viên của Trung tâm văn hóa thông tin và thể thao huyện vẫn gắn bó, tâm huyết với nghề mình đã chọn. Mong muốn của những người làm báo của huyện nhà là cần có sự quan tâm hơn nữa của các cấp, các ngành chủ quản nhằm tạo điều kiện để Phóng viên địa phương tác nghiệp được thuận tiện, dễ dàng và mang lại hiệu quả cao.

                                                                                                  Thực hiện: Đức Huy

 

 

 

 

 

 

Chuyên mục: 

Zircon - This is a contributing Drupal Theme
Design by WeebPal.