Đồng chí La Văn Nam, Chủ tịch UBND huyện đi khảo sát tiêu thụ vải thiều tại một số doanh nghiệp, địa phương

Sáng 27/6, đồng chí La Văn Nam, Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn đi khảo sát việc tiêu thụ vải thiều tại một số doanh nghiệp, địa phương. Cùng đi có lãnh đạo Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện.

          Theo đại diện Công ty TNHH một thành viên đầu tư thương mại và XNK An Như (Công ty An Như), xã Giáp Sơn, mỗi ngày doanh nghiệp này thu mua khoảng 20 tấn vải. Hiện doanh nghiệp có 4 kênh tiêu thụ gồm: Cung cấp vào bếp ăn công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh Bắc Giang; triển khai gian hàng hội chợ tại khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh; cung cấp cho Tổng cực Bưu chính viễn thông và vải thiều sấy công nghệ.

Đồng chí La Văn Nam thăm, động viên Công ty An Như.

          Vải thiều doanh nghiệp thu mua được sản xuất từ các hợp tác xã sản xuất theo quy trình VietGap, GlobalGap; giá thu mua cao nhất trong buổi sáng 27/6 là 20 nghìn đồng/1kg. Tại đây, đồng chí La Văn Nam động viên doanh nghiệp tiếp tục mở rộng đầu mối phân phối, giúp tiêu thụ vải thiều cho bà con.

          Gia đình ông Lục Văn Mừng, thôn Đồng Bụt, xã Đèo Gia năm nay thu hoạch khoảng 4 tấn vải thiều tươi. Tận dụng số lao động trong gia đình, ông xây dựng lò sấy công suất 2 tấn/1 mẻ. Cùng với sấy vải của gia đình, ông còn thu mua vải thiều của một số hộ trong thôn. Không chỉ gia đình ông Mừng, theo thống kê hiện nay trên địa bàn xã Đèo Gia có khoảng 80% số hộ xây dựng lò phục vụ sấy vải của gia đình.

Đồng chí La Văn Nam  động viên người dân bán vải tại khu vực xã Phì Điền.

 

          Trò chuyện với người dân và chính quyền xã Đèo Gia, đồng chí Chủ tịch UBND huyện cho rằng, việc người dân chủ động xây dựng lò để sấy vải sẽ góp phần giảm áp lực tiêu thụ sản phẩm quả tươi. Trước thời gian thu hoạch, huyện đã sớm chủ động xúc tiến thương mại, nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ vải thiều. Để không ngừng nâng cao chất lượng, giá trị đặc sản vải thiều, cấp ủy, chính quyền các địa phương cần tuyên truyền nhân dân sản xuất cây ăn quả nói chung, vải thiều nói riêng theo quy trình VietGap, GlobalGap, theo hướng hữu cơ, nhằm tăng thu nhập cho người dân…

Theo Phòng Kinh tế và Hạ tầng, thời điểm này toàn huyện có 249 điểm cân vải; sản lượng đã tiêu thụ hơn 30 nghìn tấn. Vải được tiêu thụ chủ yếu lại thị trường phía Nam, hệ thống siêu thị, cửa hàng bán lẻ tại Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc và xuất khẩu sang thị trường các nước: Campuchia, Trung Quốc, Nhật Bản, EU...

 

Quang Huấn

 

Chuyên mục: 

Zircon - This is a contributing Drupal Theme
Design by WeebPal.